Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

Bài Văn cúng khấn lễ Đức Thánh Trần

Bài Văn cúng khấn lễ Đức Thánh Trần
Con kính lạy Đức Trần Triều hiển thánh Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương Đại Nguyên soái
Bài Văn cúng khấn lễ Đức Thánh Trần 
Văn khấn lễ Đức Thánh Trần
– Con kính lạy giòng tộc Công Đồng Trần Triều
– Con kính lạy Nguyên Từ Quốc Mẫu Thiên Thành Thái Trưởng Công.
– Con kính lạy Đức Trần Triều hiển thánh Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương Đại Nguyên soái, Tổng quốc chính, Thái sư Hương phụ Thượng quốc công tiết chế, Lịch triều tấn tặng khai quốc an chính hồng đồ tá trị hiện linh trác vĩ, Minh đức trĩ nhân, Phong huân hiên liệt, Chí trung đại nghĩa, Dực bảo trung hưng, Thượng đẳng tôn thần, Ngọc bệ tiền.
– Con kính lạy tứ vị Thánh tử đại vương, Nhị vụ vương cô Hoàng Thánh.
– Con kính lạy Đức ông phạm điệu suý tôn thần, tả quan Nam Tào, Hữu quan Bắc Đẩu, Lục bộ thượng từ, chư vị bách quan.
Hương tử con là:…………………………………………………………………….
Ngụ tại:…………………………………………………………………………………
Hôm nay ngày…. tháng….. năm…….. Hương tử chúng Chấp bái kỳ lễ bái xin các vị phù hộ độ trì cho hương tử con cùng toàn gia quyến được luôn mạnh khoẻ. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, chín tháng đông, ba tháng hè được tai quan nạn khỏi, điều lành mang đến, điều giữ giải đi, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lốc, cầu bình an đắc bình an. Xin cho con được có người có cửa, được nhân an vật thịnh đi đến nơi về đến chốn, làm ăn được thuận buồn xuôi gió, vạn sự như ý.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Tại sao lại thắp 3 nén nhang?

Tại sao lại thắp 3 nén nhang?
Tại sao đi chùa lễ Phật lại thường thắp 3 nén nhang, lạy 3 lạy?
Theo tín ngưỡng của người Việt, thắp nhang cho bàn thờ Phật, ông bà, tổ tiên là một lòng thành tâm mong muốn những điều tốt đẹp, cầu mong sức khỏe, sự bình an, hạnh phúc và tài lộc đến với gia đình. 3 nén nhang và 3 lạy có ý nghĩa rất sâu xa, liên quan mật thiết đến văn hóa và niềm tin của người Việt Nam.
Theo ngôn ngữ Phật học, 3 nén nhang lạy trước tượng Phật có ý nghĩa tương ứng với " giới hương, định hương và huệ hương. ".
- Nén nhang thứ nhất được gọi là "giới hương" nghĩa là trước mặt Phật biểu đạt lòng quyết tâm của mình, từ bỏ thói quen xấu, từ bỏ suy nghĩ xấu.
- Nén nhang thứ hai gọi là "định hương" có ý nghĩa là dù có điều gì xảy ra trong cuộc sống, tinh thần cũng sẽ bình tĩnh, cầu mong luôn suy nghĩ sáng suốt, hành động theo lí trí.
- Nén nhang thứ ba là "tuệ hương" (hay "huệ hương") có ý cầu khẩn bản thân được có trí tuệ, thông minh, sáng suốt để gặp được Phật tâm.
Theo kinh Phật, "giới, định, huệ" là phương pháp "khai mê khai ngộ" bỏ qua những suy nghĩ sai lầm, một tấm lòng chân chính, lương thiện, hướng về đức Phật. Chỉ khi còn người từ bỏ được cách nghĩ xấu, hành động xấu thì nhân quả của bản thân mới được trở nên tốt đẹp hơn. Giới, Định, Huệ là cách để con người thoát khỏi sự mê muội và đi đến con đường tỉnh ngộ và đó cũng là một loại quan hệ nhân quả. Chỉ có vứt bỏ đi thói quen và những quan niệm xấu của bản thân, tâm mới yên và sau đó mới xuất hiện “yên mới sinh huệ”.
Tại sao lại lạy 3 lạy?
Vậy tại sao lại lạy 3 lạy? Lạy thứ nhất thể hiện lòng thành tâm hướng Phật. Lạy thứ hai thể hiện ước vọng muốn được giác ngộ, muốn được quy về chốn cửa Phật. Lạy thứ ba là trang nghiêm sám hối lỗi lầm của mình trước Phật.
Như vậy, thắp 3 nén nhang, lạy 3 lạy là một hành động không phải chỉ theo thói quen mà là một nghi lễ có truyền thống lâu đời, thể hiện cái tâm ấm áp, tín ngưỡng cao đẹp của dân tộc hướng tới những điều lương thiện.

Ý nghĩa lễ Đền Bà Chúa Kho

1. Ý nghĩa lễ Đền Bà Chúa Kho
Vào những ngày đầu xuân, khách thập phương từ mọi miền đất nước đổ về đền Bà chúa Kho (Bắc Ninh) để vay tiền làm ăn, cầu tài, cầu lộc, trong đó đa phần là giới thương nhân, tiểu thương. Họ quan niệm "đầu năm đi vay, cuối năm đi trả", muốn nhờ vía của Bà để ăn nên, làm ra, kinh doanh phát đạt.
2. Sắm lễ đền Bà chúa Kho
Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,... để dâng cũng được.
Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản... dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có).
Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.
Lễ Mặn: Nếu Quý vị có quan điểm phải dùng mặn thì chúng tôi khuyên mua đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả.
Lễ đồ sống: Tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.
Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam: Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả... Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.
Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược... Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.
Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.
3. Cách hạ lễ sau khi lễ đền Bà chúa Kho
Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các bàn thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.
Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá.
Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.
VĂN KHẤN CÚNG ĐỀN BÀ CHÚA KHO
Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Chúa Kho Thánh mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì.
- Con xin kính lạy Tam giới Thiên chúa cập nhất thiết Thánh chúng.
- Con xin kính lạy Tam phủ công đồng. Tứ phủ vạn linh.
- Con xin kính lạy Thiên tiên Thánh mẫu, Địa thiên Thánh mẫu, Thủy tiên thánh mẫu.
- Con xin kính lạy Đức Chúa kho Thánh mẫu hiển hoá anh linh.
- Con xin kính lạy Đương niên hành khiển chí đức Tôn thần.
- Con xin kính lạy Đường cảnh Thành Hoàng Bản Thổ đại vương.
- Con xin kính lạy Ngũ hổ thần tướng, Thanh bạch xà Thần linh
Hương tử con là:
Ngụ tại:....................................................................................................................................
Ngày hôm nay là ngày...............................................
Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Chúa Kho Thánh mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì.

Cách sắm lễ khi đi lễ ở Đình, Đền, Miếu, Phủ


Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,... để dâng cũng được.
1. Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản... dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có).
Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu. Trong trường hợp này sắm thêm một số hàng mã để dâng cũng như: tiền, vàng, nón, hia...
2. Lễ Mặn: Gồm gà, lợn, giò, chả... được làm cẩn thận, nấu chín. Nếu có lễ này thì đặt bàn thờ Ngũ vị quan lớn tức là ban công đồng.
3. Lễ đồ sống: Gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt mồi (một miếng thịt lợn khoảng vài lạng).
Đây là lễ dành riêng cho việc dâng cúng quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.
Theo lễ thường thì gồm 5 quả trứng vịt sống đặt trong một đĩa muối, gạo, hai quả trứng gà sống đặt trong hai cốc nhỏ, một miếng thịt mồi được khía (không đứt rời) thành năm phần, để sống. Kèm theo lễ này cũng có thêm tiền vàng.
4. Cỗ mặn sơn trang: Gồm những đồ đặc sản Việt Nam: cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả... Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.
Theo lệ thường, khi sắm lễ mặn sơn trang, người ta thường sắm theo con số 15: 15 con ốc, cua, 15 quả ớt, chanh hoặc có thể chỉ cần 1 quả nhưng được khía ra làm 15 phần... Con số 15 này tương ứng với 15 vị được thờ tại ban sơn trang:
1 vị chúa
2 vị hầu cận
12 vị cô sơn trang
5. Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, hia, hài, nón, áo... (đồ hàng mã) gương, lược... Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.
6. Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Thường dùng lễ mặn: chân giò lợn luộc, xôi, rượu, tiền, vàng...
Văn khấn tại đình, đền, miếu, phủ
Văn khấn Thành hoàng ở Đình, Đền, Miếu
– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.
Hương tử con là:........................................................................................... Tuổi...........................
Ngụ tại:.............................................................................................................................................
Hôm nay là ngày…… tháng……năm…..(Âm lịch)
Hương tử con đến nơi (Đình hoặc Đền hoặc Miếu) thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…
Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Văn khấn ban Công Đồng
– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương
– Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế
– Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu
– Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh
– Con lạy Tứ phủ Khâm sai
– Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh
– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng
– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô
– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu
– Con lạy cộng đồng các Giá, các Quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.
– Con lạy quan Chầu gia.
Hương tử con là:…………………………………...............................….Tuổi…………………..
Cùng đồng gia đại tiểu đẳng, nam nữ tử tôn
Ngụ tại:…………………………………………………….......................................................….
Hôm nay là ngày…… tháng…… năm………………(Âm lịch). Tín chủ con về Đền…………… thành tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.
Phục duy cẩn cáo!

Tìm hiểu ngọc hoàng là ai




Bách Việt trùng cửu
Người Việt cứ có chuyện gì là lại kêu “Trời”. Nhưng ông Trời là ai? Tại sao người Việt lại tin vào ông Trời đến vậy?
Trong Đạo Giáo Trung Hoa ông Trời là Ngọc Hoàng thượng đế, người cai quản Thiên đình. Trong Đạo Mẫu Tứ phủ ở Việt Nam vua cha của Thiên phủ cũng là Ngọc Hoàng thượng đế. Các sử gia với cái nhìn thiên kiến về tính xác thực của các thông tin trong tín ngưỡng và tôn giáo đều không muốn tìm xem Ngọc Hoàng thượng đế là nhân vật lịch sử nào.
Thực ra Ngọc Hoàng thượng đế là Hoàng Đế, người được coi là ông tổ của Hoa sử. Gọi là “Ngọc” vì đây đang là còn thời kỳ đồ đá. Gọi là “Hoàng” vì là màu của trung tâm trong Ngũ hành, tương ứng với vua. Ngọc Hoàng nghĩa là vị vua của thời tiền sử.
Ngay Đại Việt sử ký toàn thư cũng coi Hoàng Đế là vị vua đầu tiên của nước ta. Câu mở đầu của chính sử Đại Việt ghi rõ: “Xét: Thời Hoàng Đế dựng muôn nước, lấy địa giới Giao Chỉ về phía Tây Nam, xa ngoài đất Bách Việt…”.
Hoàng Đế của Trung Hoa lại là ông Trời của người Việt. Ở nước ta tới giờ vẫn còn những nơi riêng thờ Ngọc Hoàng như đền Đậu An ở làng An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Theo thần tích còn lưu giữ trong đền, vào năm “Thiên Định nhị niên” có Thiên tiên, Địa tiên mở cổng trời xuống hướng dẫn nhân dân khai phá vùng sình lầy, dạy cách săn bắn, hái lượm và trồng lúa nước. Ngoài ra còn có Ngũ lão tiên ông huy động dân làng khai hoang, diệt trừ thú dữ và dựng Thụy Ứng quán thờ trời để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu…
Đền Đậu An nằm trên mảnh đất hình đầu rồng, xung quanh có hồ nước trong xanh bao bọc. Do đó câu đối ở đền chép:
Thiên Định kỷ nguyên, Thụy Ứng Ngọc Hoàng lai giáng hạ
Địa linh thiên cổ, đền đài thượng đế ngự long đầu.
Dịch:
Thiên Định năm xưa, Thụy Ứng Ngọc Hoàng xuống hạ thế
Đất thiêng nghìn tuổi, đền đài thượng đế ngự đầu rồng.
Tháp đất nung và điện thờ Ngọc Hoàng ở đền Đậu An, Hưng Yên
Ngọc Hoàng thượng đế ở đền Đậu An còn có cả niên hiệu “Thiên Định” như một triều đại thật sự. Theo thông tin ở đây thì ngôi đền này đã được dựng từ năm 226 trước Công nguyên. Rõ ràng tục thờ Ngọc Hoàng là tín ngưỡng bản địa của người Việt bởi vì lúc đó nước ta còn chưa chịu ảnh hưởng của phương Bắc. Theo chính sử thì mãi tới năm 218 TCN thì nhà Tần lần đầu mới đánh chiếm Bách Việt. Trước đó Văn Lang, Âu Lạc là những quốc gia hoàn toàn độc lập, không liên quan gì tới phương Bắc.
Hoàng Đế trong Hoa sử có tên là Hiên Viên, là vua nước Hữu Hùng. Còn Thiên Nam ngữ lục thì chép:
Tự vua Viêm Đế sinh ra
Thánh nhân ngưu thủ họ là Thần Nông
Trời cho thay họ Hữu Hùng
Con cháu nối nghiệp cha ông thủ thành.
Họ Thần Nông được thay bằng họ Hữu Hùng. Đối chiếu hai dòng sử thì thấy rõ vua Hữu Hùng là Đế Minh trong truyền thuyết họ Hồng Bàng vì sử Việt bắt đầu chính bằng “Đế Minh cháu ba đời họ Viêm Đế Thần Nông…”.
Huyền sử Trung Hoa cho biết sau trận đánh quyết liệt giữa Hiên Viên với Xuy Vưu ở Trác Lộc thì tất cả dân chúng các bộ lạc đều hoan nghênh Hữu Hùng Thị, tôn Hữu Hùng Thị lên ngôi Minh chủ, lấy hiệu là Hoàng Ðế.
Hoàng Đế được tôn là Minh chủ hay Minh Đế, tức là Đế Minh của truyền thuyết Việt. Minh nghĩa là sáng, là tỏ, tương ứng với chữ Hiển trong Hán văn. Chính vì vậy Hoàng Đế – Đế Minh được gọi là Hiển Vương, tam sao thất bản chép thành Hiên Viên.
Hoàng Đế là ông tổ của dân tộc Hoa Việt, là vị vua Hùng chính thức đầu tiên của nước họ Hùng (Hữu Hùng). Tên Hùng Hiển Vương trong Ngọc phả Hùng Vương được chép là của Lạc Long Quân. Đây là sự lẫn lộn thường thấy giữa 2 vị quốc tổ họ Hùng này khi chép theo 2 dòng sử Hoa và Việt.
Câu đối ở đền Hùng – Phú Thọ:
Thiên thư định phận chính thống triệu Minh đô, Bách Việt sơn hà duy hữu tổ
Quang nhạc hiệp linh cố cung thành tụy miếu, Tam Giang khâm đái thượng triều tôn.
Dịch:
Sách trời định chốn chính thống dựng Minh đô, núi sông Bách Việt duy có tổ
Núi tỏa linh thiêng cung cũ lập miếu đền, một dải Tam Giang hướng về nguồn.
Ngọc Hoàng – Đế Minh đã dựng Minh Đô tại nơi ba con sông Đà, Lô, Thao hội tụ ở Phong Châu – Phú Thọ, bắt đầu thời đại có quốc gia, có vua của người họ Hùng, của cộng đồng người Bách Việt. Là quốc tổ khai sinh họ Hùng nên Đế Minh mãi được tôn là ông Trời trong tâm thức của người Việt cũng như người Hoa.
Advertisements

Tìm hiểu về tứ vị vua cha


Hiện nay trong hệ thống thờ Tứ phủ có 4 vị mẫu cai quản các phủ Thiên, Địa, Nhạc, Thoải. Bên cạnh các mẫu có 3 vị vua cha được thờ làm thần chủ các phủ là Ngọc Hoàng Thượng Đế (Thiên phủ), Bát Hải Động Đình (Thoải phủ) và Diêm vương (Địa phủ). Tuy nhiên như vậy còn khuyết vị trí vua cha của Nhạc phủ.
Vị trí vua của Nhạc phủ là có, được thỉnh đến trong bài Văn Công đồng:
Tận hư không giới thánh hiền
Dục giới sắc giới chư thiên đều mời
Vua Đế Thích quản cai Thiên chủ
Vua Ngọc Hoàng Thiên phủ chi tôn
Dương phủ ngũ nhạc thần vương
Địa phủ thập điện Minh vương các toà
Dưới Thoải phủ giang hà ngoại hải
Chốn Động Đình Bát Hải Long Vương…
Ngũ nhạc thần vương là ai? Không ai khác đó phải là Tản Viên Sơn Thánh.
Ngọc phả đức thánh Tản Viên ở Đền Và chép chi tiết việc bà Ma Thị Cao Sơn là mẹ nuôi của Tản Viên Nguyễn Tuấn đã làm chúc thư trao lại khu vực rừng núi từ sông Đà tới sông Lô cho Thánh Tản. Việc Sơn Thánh cai quản Thượng Ngàn như vậy còn có cả “văn bản” hẳn hoi:
“Sau khi Ma Thị tôi qua đời, Nguyễn Tuấn phải tuân lệnh giữ mọi vật ở trong núi, quyền đó mãi mãi không được thay đổi, lưu truyền vạn đại…”
Ngọc phả đền Và kể khi giao tranh với Thủy Tinh thì Sơn Thánh đã “niệm thần chú … núi Ngũ nhạc nổi lên trên mặt sông cao đến mấy nghìn vạn trượng”.
“Ngũ nhạc” không phải là 5 ngọn núi nào đó ở bên Tàu. Ngũ (số 5) là con số trung tâm của Hà Lạc. Ngũ Nhạc nghĩa là ngọn núi ở trung tâm, nơi có vua. Ngọn Ngũ nhạc của thần vương Sơn Tinh là núi Tản Lĩnh (Ba Vì).
Ngọc phả trên còn có đoạn: “Vua (Hùng) … gia phong cho Sơn Thánh làm Nhạc Phủ Kiên Thượng Đẳng…”.
Như vậy rõ ràng Tản Viên Sơn Thánh là thần vương của Nhạc phủ trong tín ngưỡng Tứ phủ.
Ngọc phả lại có đoạn: “… Từ đó phụng mệnh Hoàng Đế thường cùng với Tứ phủ Công đồng ở trên hải đảo đi tuần xét muôn việc trong nhân gian”.
Đoạn trích này cho biết người đứng đầu Tứ phủ Công đồng là Hoàng Đế. Điều này nghĩa là vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế của Thiên Phủ là Hoàng Đế Hiên Viên, người được nhắc đến ở đầu Đại Việt sử ký toàn thư: “Thủa Hoàng Đế mở muôn nước…”.
Cổng Bắc cung Tản Viên (Đền Thính) ở Yên Lạc – Vĩnh Phúc.
Cũng trong thần tích Thánh Tản đã dùng cây gậy thần cứu sống con rắn là Thuỷ Tinh, con của Động Đình Đế Quân, rồi đi xuống thăm thuỷ phủ, được tặng thêm quyển sách ước… Lại theo truyện cũ ở sách Giao Châu ký của Lỗ Công thì “đại vương Sơn Tinh họ Nguyễn, cùng vui ở với loài thủy tộc ở đất Gia Ninh …” (theo Lĩnh Nam chích quái).
Đoạn này là một cách kể khác của chuyện Kinh Dương Vương lấy con gái Thần Long Động Đình. Xích Lân Long Nữ là Mẫu Thoải, thần chủ của Thoải phủ, trong truyền thuyết Tản Viên đã được chép là Thuỷ Tinh.
Tiếp đó là đến đoạn vua Hùng kén rể. Sơn Tinh là người đã dâng lễ vật lên trước nên được cưới Mỵ Nương. Lễ vật là voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
Sơn Tinh được chọn làm rể nghĩa là Tản Viên đã tiếp nhận ngôi vị của vua Hùng theo lối truyền hiền. Đây là chuyện Đế Thuấn truyền ngôi cho Đại Vũ. Voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao là hình ảnh Đại Vũ chia 9 châu với các cống vật của các châu (thiên Vũ Cống trong Kinh Thư). Số 9 được lặp lại tức là “cửu trùng”, chỉ Đại Vũ đã lên ngôi cai quản toàn thiên hạ.
Truyền thuyết kể tiếp, Thủy Tinh đến muộn, không lấy được Mỵ Nương (không chiếm được vương vị) nên đã dâng nước đánh Sơn Tinh… Có thể thấy Thủy Tinh lúc này không phải là Thủy Tinh được Sơn Tinh cứu sống và làm bạn lúc trước. Trận đánh giữa Thủy Tinh từ Động Đình chống lại Tản Viên là hình ảnh cuộc tranh đoạt vương quyền giữa ông Khải (con của Đại Vũ) với ông Bá Ích trong Hoa sử. Truyền thuyết Việt vùng đồng bằng ven biển chép là chuyện Vĩnh Công Bát Hải Động Đình đánh Thục. Còn truyền thuyết Hùng Vương chép là chuyện Lạc Long Quân – Âu Cơ thủy hỏa tương khắc, phải chia đàn con Bách Việt làm hai, một lên rừng một xuống biển. Dòng tộc Tản Viên là dòng Thục ở phía Tây (Tây Tản) của Âu Cơ. Kết thúc cuộc chiến Đông – Tây này là chiến thắng của Thục Phán – Âu Cơ dựng nước Văn Lang – Âu Lạc ở Tây Thổ Phong Châu. Đền miếu dòng Tản Viên mãi còn như trong câu đối ở đền Hùng:
“Hiển vu Tây Thổ, Tản Lô nhất đái thọ tân từ”.
Tản Lô là vùng Thượng Ngàn mà bà Ma Thị Cao Sơn đã để chúc thư lại cho Tản Viên cai quản.
Trong thần tích của Tản Viên Sơn Thánh có đủ các thần chủ của Tứ phủ từ Mẫu Thượng Ngàn (Ma Thị Cao Sơn), Ngọc Hoàng Thượng Đế (Hoàng Đế), Mẫu Thoải (Thủy Tinh 1) và vua cha Bát Hải Động Đình (Thủy Tinh 2). Tín ngưỡng Tứ phủ công đồng hình thành ở vùng đồng bằng sông Hồng, là vùng đất phía Đông do dòng Lạc Long nắm giữ. Có lẽ vì thế mà vai trò của Nhạc phủ, với thần chủ là Tản Viên Sơn Thánh, thuộc dòng tộc phía Tây (Thục) đã bị mờ nhạt đi trong tín ngưỡng này. Để tín ngưỡng Tứ phủ trở thành tín ngưỡng chung của người Việt ở đồng bằng cũng như vùng núi, để trăm người con cùng một bọc đồng bào, chung cha chung mẹ thờ đúng tổ tiên của mình thì cần xác nhận vị trí tôn chủ Nhạc phủ của Tản Viên Sơn Thánh.

SỰ TÍCH ÔNH Hoàng Bẩy


Đền thờ thần vệ quốc Hoàng Bẩy, một anh hùng miền sơn cước đánh giặc phương Bắc bảo vệ bản làng. Đền được coi là rất linh thiêng, ẩn chứa trong mình nét văn hoá tâm linh nên hàng năm thu hút được rất nhiều khách hành hương xin lộc thánh.

Đền Bảo Hà được cấp chứng nhận khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia tháng 11 năm 1997, toạ lạc dưới chân đồi Cấm, thuộc địa phận huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai; cách Tp. Lào Cai khoảng 60km về phía nam; cách ga xe lửa Bảo Hà khoảng 800m. Đền thờ thần vệ quốc Hoàng Bẩy, một anh hùng miền sơn cước đánh giặc phương Bắc bảo vệ bản làng. Đền được coi là rất linh thiêng, ẩn chứa trong mình nét văn hoá tâm linh nên hàng năm thu hút được rất nhiều khách hành hương xin lộc thánh.
Tương truyền, vào cuối đời Lê niên hiệu Cảnh Hưng (1740 - 1786 ) khắp vùng Quy Hóa gồm Châu Thủy Vĩ và Châu Văn Bàn (thuộc Lào Cai bây giờ) luôn bị giặc vùng phương Bắc tràn sang cướp phá, giết hại dân lành. Trước cảnh đau thương tang tóc ấy, tướng Nguyễn Hoàng Bẩy được triều đình giao trọng trách khởi binh dẹp loạn vùng biên ải. Đội quân của ông tiến dọc sông Hồng đánh đuổi quân giặc, giải phóng Châu Văn Bàn và củng cố xây dựng Bảo Hà thành căn cứ lớn. Trong một trận chiến không cân sức với quân giặc, ông đã anh dũng hy sinh, thi thể ông trôi theo sông Hồng tới Bảo Hà thì dạt vào bờ. Nhân dân trong vùng đã vớt, an táng thi thể ông và lập đền thờ tại đây để ghi nhớ công đức to lớn của ông.
Đền Bảo Hà có lưng tựa vào núi, mặt hướng theo dòng nước sông Hồng và nơi đây còn có sự kết hợp hài hoà giữa cảnh quan thiên nhiên với kiến trúc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam theo thuyết phong thủy.
Phong cảnh thiên nhiên nơi đây thật hữu tình: trên bến, dưới thuyền, xung quanh là núi rừng bao la, rộng lớn xanh mướt một màu.
Đền Bảo Hà gồm cổng tam quan, sân đền, nhà khách, phủ chúa Sơn Trang, tòa đại bái, cung cấm, cung nhị, cung công đồng với diện tích, bài trí các pho tượng khác nhau, kiến trúc đơn giản không cầu kỳ.
Hội chính đền Bảo Hà được tổ chức vào ngày 17 tháng 7 âm lịch hàng năm (ngày giỗ tướng Hoàng Bảy), thu hút đông đảo du khách trong và ngoài vùng đến dự.
Trong lễ hội có tổ chức rước kiệu, tế thần, dâng hương tưởng niệm, cùng các hoạt động văn hoá - thể thao khác. Ngoài những ngày lễ hội, những ngày thường (đặc biệt là vào mùa xuân) khách thập phương trong cả nước vẫn thường xuyên tụ họp tại đây để thắp hương tưởng niệm, cầu an, cầu lộc.
Sự tích kỳ lạ của đền ông Bảy
Đến với đền Bảo Hà du khách đừng lo đi sớm hay đến muộn. Đền mở cửa 24/24.Những giá đồng ông Bẩy luôn nhộn nhịp suốt đêm, cực kỳ sôi động.